Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

25/07/2024

Sáng ngày 23/6/2024 tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp, quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học cùng đông đảo các chủ doanh nghiệp đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2023. Theo đó, ở giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Lâm Đồng hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện, xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lâm Đồng theo hướng hiện đại, tăng năng suất, đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành nông nghiệp cơ cấu lại, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 170 triệu đồng/người.

3 lĩnh vực quan trọng của tỉnh Lâm Đồng được chú trọng phát triển bao gồm: Nông, lâm, thuỷ sản; dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Trong đó nông nghiệp được phát triển toàn diện, là vùng sản xuất hữu cơ giá trị cao trên thị trường Đông Nam Á. Ngành chăn nuôi phát triển quy mô công nghiệp khép kín và ứng dụng công nghệ cao.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đầu tư phát triển y tế, giáo dục, khoa học công nghệ. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ các giá trị cốt lõi lịch sử văn hoá và thiên nhiên.

Tập trung hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối để tăng cường liên kết với các tỉnh trong khu vực bằng hành lang kinh tế Đông – Tây và hành lang kinh tế Bắc – Nam. Xây dựng hệ thống đô thị bền vững; hình thành các tổ hợp du lịch, dịch vụ và công nghiệp; phát triển du lịch chất lượng cao.

Hội nghị quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2030
Hội nghị quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2030 – 2050

Cũng trong buổi hội nghị, các cấp ban ngành đã đưa ra phương hướng, mục tiêu quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương hiện đại. Là nơi có bản sắc riêng, không gian sống trong lành và ứng dụng công nghệ thông minh. Cụ thể:

  • Định hướng phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng theo hướng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu. Hình thành đô thị có kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Đảm bảo liên kết giữa các đô thị trong tỉnh và trong vùng.
  • Mục tiêu đến năm 2030, hệ thống đô thị của tỉnh Lâm Đồng sẽ bao gồm 17 đô thị. Trong đó, có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V.
  • Tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm 3 quận (Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng), 3 thị xã và 3 huyện. Trong đó khu vực nội thành gồm: Đất TP Đà Lạt mở rộng (thành phố Đà Lạt hiện hữu và huyện Lạc Dương) và 5 xã, thị trấn thuộc huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban, các xã Gia Lâm, Nam Hà, Đông Thanh, Mê Linh); TP Bảo Lộc mở rộng (thành phố Bảo Lộc hiện hữu và 5 xã thuộc huyện Bảo Lâm: Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc, Lộc Tân); huyện Đức Trọng. Khu vực ngoại thành gồm: 3 thị xã Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh và 3 huyện gồm Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai (huyện Đạ Huoai gồm 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên sáp nhập).
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng định hướng 2050 có nhiều thay đổi
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng định hướng 2050 có nhiều thay đổi

Các chính sách, cơ chế phát triển quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

Trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trong đó người dân và doanh nghiệp là đối tượng trung tâm phục vụ.

Không chỉ vậy, tỉnh sẽ huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ nhà nước, tư nhân và xã hội. Mục đích là để đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng động bộ, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đổ về. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ cải thiện về môi trường kinh doanh nhằm chào đón các nhà đầu tư. Cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp thực hiện thành công các dự án trên địa bàn tỉnh.

Các dự án tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng đang kêu gọi thu hút ưu tiên đầu tư thời gian tới gồm 227 dự án, bao gồm các lĩnh vực: Giao thông vận tải (36 dự án văn hóa, thể thao và du lịch (34 dự án); ); công nghiệp (11 dự án); y tế (36 dự án), thương mại, dịch vụ (20 dự án); giáo dục và đào tạo (6 dự án); phát triển nông nghiệp (12 dự án); khu dân cư, khu đô thị (62 dự án); bảo vệ môi trường (3 dự án); khai thác khoáng sản (4 dự án); khối hành chính (3 dự án).

Một số dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông và nhà ở đang được triển khai đó là: Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối vàng; Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25); Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc; Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương; Khu công nghiệp Phú Bình; Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D thành cấp 4E; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt; Khu đô thị phía Đông Đà Lạt; Khu đô thị Liên Khương Prenn; Khu đô thị phía Tây Đà Lạt; Cảng cạn tại huyện Đức Trọng và TP Bảo Lộc…

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tác động lớn đến bất động sản
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tác động lớn đến bất động sản

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết trên đây. Thông tin quy hoạch có tác động lớn đến mọi mặt kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời càng thêm thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng dự án cũng như mua bán, giao dịch nhà đất Lâm Đồng, từ đó giúp tăng giá trị bất động sản nơi đây.



    Đăng Ký Nhận Tư Vấn


    Số điện thoại
    093.775.9191

    Anh Thắng đã tải xuống bảng giá

    Click tải bảng giá ngay

    phút trước